Dấu hiệu cho thấy trẻ bị côn trùng cắn
Trong lúc chơi đùa, trẻ hay trở thành đối tượng của một số loại côn trùng như ong, muỗi,... đốt. Những loại côn trùng này có thể chia làm hai nhóm đó là côn trùng có độc và côn trùng không có độc. Tuỳ vào bé bị loại côn trùng nào cắn mà cơ thể sẽ có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Sau đây là cách phân biệt giữa côn trùng có độc cắn và côn trùng không có độc cắn.
Trẻ bị côn trùng có độc cắn
Một số loại côn trùng có độc thường gặp đó là ong vò vẽ, kiến ba khoang, rết,... Chúng dùng vòi để đưa chất độc vào bên trong cơ thể bé. Vì vậy sau khi bé bị cắn, trẻ thường đau nhức và quấy khóc dữ dội.
Độc tố tiết ra từ các loại côn trùng trên có thể khiến trẻ mắc các triệu chứng sốt, nổi mề đay toàn thân hoặc sốc phản vệ,... Lúc này bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức sau khi sơ cứu vết thương. Nếu chậm trễ, tính mạng của bé có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài.
Trẻ bị côn trùng không độc cắn
Phần lớn trẻ thường bị những loại côn trùng không có độc đốt như muỗi, kiến, chuồn chuồn,... Khi mới bị đốt, trẻ chỉ cảm thấy hơi đau nhẹ tại chỗ bị đốt. Sau đó, các nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện trên da khiến bé ngứa ngáy như bị châm chích.
Đối với những bé có làn da mẫn cảm thì vùng da bị côn trùng đốt có thể sẽ nổi mụn nước và sưng tấy lên. Ngoài ra bé còn có thể bị sốt kéo dài khi bị bọ hoặc ve đốt. Thường các triệu chứng khi bé bị đốt do côn trùng không độc sẽ giảm dần và sẽ tự khỏi sau một thời gian.
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn
Nếu bố mẹ không biết cách sơ cứu và chăm sóc và chăm sóc đúng cách thì vết thương có thể để lại viêm nhiễm, mưng mủ làm thành các mảng sẹo lớn trên làn da của bé. Dưới đây là những cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn.
Loại bỏ nọc của côn trùng
Đối với những loài côn trùng có độc, sau khi đốt, chúng có thể sẽ để lại vòi chích và túi nọc trên da của bé. Để ngăn chặn tình trạng nọc độc lan rộng khắp cơ thể thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé ra khỏi vùng có côn trùng. Sau đó mẹ đặt bé nằm yên một chỗ và dùng gắp lấy vòi chích bằng nhíp đã được khử trùng. Tuyệt đối không nên nặn ép vết đốt bằng tay không. Điều này có thể làm cho túi độc, khiến nọc độc lan nhanh hơn và thấm sâu vào cơ thể hơn.
Rửa sạch vùng da bị côn trùng đốt
Để rửa sạch vùng da bị côn trùng đốt bằng dung dịch sát trùng hoặc xà phòng và nước ấm. Phương pháp này có tác dụng làm giảm nồng độ chất tiết của côn trùng để lại trên da của bé. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể bôi lên vùng da bị thương của bé các loại gel chứa thành phần dịu nhẹ nhằm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Quan trọng nhất, trước khi bôi gel lên vết thương của bé, mẹ nên rửa sạch tay trước khi sờ vào vết thương của bé. Tiếp theo là cắt móc tay cho bé để hạn chế tình trạng gãi ngứa gây trầy xước, tổn thương vết đốt.
Đối với vết đốt gây ngứa
Đối với những vết đốt côn trùng gây ngứa, mẹ có thể thoa kem có thành phần kẽm khoảng 4 lần/ngày cho bé. Đây là một trong những cách được nhiều bố mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không để trẻ gãi hay chà sát mạnh lên chỗ ngứa vì điều này có thể gây trầy xước và viêm nhiễm.
Xem thêm: Các cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn sưng tay
Một số cách điều trị khác
Dịch tiết của côn trùng sẽ khiến trẻ không thể chịu nổi cảm giác ngứa ngáy. Trẻ sẽ gãi cho đến khi vết thương bị trầy xước và càng trở nên sưng tấy. Để giảm bớt tình trạng sưng đau này, bố mẹ hãy thử sử dụng túi chườm đá hoặc khăn lạnh để đắp lên vết thương. Ngoài ra bố mẹ có thể cho bé uống thuốc kháng Histamin nhằm giảm sưng nhanh chóng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên khi vết đốt bị viêm nhiễm và mưng mủ thì bố mẹ không tự ý bôi thuốc vào cho bé. Lúc này, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định dùng thuốc. Lúc này vết thương cần phải được băng bó bằng một miếng gạc sạch để tránh nhiễm trùng. mẹ hãy để ý bé không cho bé chọc vỡ bọng nước vì điều này có thể làm cho vết thương của bé lâu lành hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu. Ngoài ra cha mẹ cần chú ý khi sử dụng thuốc trị sẹo ở trẻ em vì trong thuốc trị sẹo có những thành phần gây hại cho các bé nhỏ.
Những trường hợp trẻ bị côn trùng cắn cần đưa đến bệnh viện
Có một số loại côn trùng khi đốt sẽ không gây ảnh hưởng nhiều, chỉ ngứa và đau trong vài giờ hoặc 1 đến 2 ngày rồi tự động hết. Tuy nhiên cũng có một số loại côn trùng khi đốt sẽ mang mầm bệnh và gặp biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Vậy nên bố mẹ nếu gặp những trường hợp sau đây, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ chữa trị.
Dấu hiệu cho biết trẻ cần gặp bác sĩ sau khi bị côn trùng đốt
Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị côn trùng cắn và có những biểu hiện sau đây:
-
Vết đốt bị sưng to và bị đau nhiều.
-
Vùng da bị côn trùng đốt nóng và ửng đỏ lan rộng ra khu vực xung quanh.
-
Có dấu hiệu ban đỏ lan ra toàn thân.
-
Vết đốt lở loét sưng mủ và bị chảy dịch vàng.
-
Bé bị sốt.
-
Bé bị phát ban với những nốt hình tròn hoặc hình vòng. Lúc này bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám ngay vì rất có thể bé bị bọ ve cắn và nhiễm bệnh Lyme.
Các biến chứng nguy hiểm sau khi trẻ bị côn trùng đốt cần được gặp bác sĩ
Một số loại côn trùng cắn sẽ để lại một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng nếu cha mẹ bắt gặp một trong những đặc điểm dưới đây hãy mang bé đến bệnh viện ngay lập tức:
-
Phù nề da, mặt, họng, môi, lưỡi.
-
Gặp các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp như khó thở hay thở khò khè,...
-
Nhịp tim không đều, mạch đập nhanh và yếu.
-
Bé bị nổi mề đay.
-
Bé bị ngất xỉu, chóng mặt, mất ý thức.
-
Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng.
-
Da tái nhợt xanh xao.
-
Đổ mồ hôi nhiều.
-
Nói lắp bắp, lú lẫn.
Trẻ bị côn trùng cắn bôi gì để nhanh lành
Mỗi loại côn trùng cắn sẽ có cách xử lý và các mẹo chữa khác nhau. Ngoài việc bố mẹ nắm rõ các nguyên tắc xử lý vết thương do côn trùng cắn, bố mẹ hãy tham khảo một vài mẹo dưới đây.
Trẻ bị kiến cắn bôi gì?
Kiến là loài côn trùng cư trú rất đông mà bất cứ nhà nào cũng có. Ngoại trừ trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn hoặc những trường hợp bé bị kiến cắn sưng mí mắt cần phải mang đến bệnh viện gấp, còn lại bố mẹ có thể giảm đau cho bé bằng cách sau đây:
-
Thoa giấm ăn: Với tính sát khuẩn tự nhiên của giấm ăn, nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da đồng thời xoa dịu cơn ngứa rát một cách nhanh chóng. Khi bé bị kiến cắn, mẹ hãy hòa chung giấm ăn với nước theo tỉ lệ bằng nhau rồi sau đó thoa lên vùng da bé bị cắn. Vết đốt sẽ nhanh chóng dịu lại và không còn ngứa ngáy khó chịu nữa.
-
Đặt túi trà lên vết thương: Khi bé bị sưng đỏ do côn trùng cắn, mẹ hãy dùng trà để điều trị vết đốt. Thành phần axit tannic có trong trà có thể giúp kháng khuẩn và làm dịu da rất hiệu quả. Vậy nên sau khi uống trà, bố mẹ đừng vội vứt trà đi ngay mà hãy làm ẩm và đắp lên khu vực bé bị kiến cắn sưng tấy càng sớm càng tốt.
-
Nước muối sinh lý: Khi thấy vết kiến cắn sưng to và ngứa, mẹ hãy rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng để loại bỏ hết những bụi bẩn, độc tố,... sau đó mẹ thoa dung dịch nước muối sinh lý lên. Việc này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và giảm ngứa cho bé hiệu quả.
Trẻ bị ong đốt bôi gì?
Ong cũng là một trong những loại côn trùng độc mà bé hay bị đốt nhất. Triệu chứng biểu hiện nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào hệ miễn dịch của bé và sự mẫn cảm của cơ thể với độc tố của loài ong. Điều quan trọng nhất khi bị ong đốt đó là mẹ phải lấy ngòi ong ra. Ngòi ong thường là những đốm đen xuất hiện trên những vết thương. Lúc này mẹ hãy dùng nhíp để gắp ra, mẹ không cần cố gắng lấy hết ra trong một lần vì phần còn lại sẽ tự rơi ra. Sau khi lấy được ngòi ong ra ngoài, mẹ hãy thực hiện những mẹo sau để làm dịu vết thương.
-
Mật ong: Mẹ hãy thử bôi một lượng nhỏ mật ong lên vùng da đã làm sạch, băng lỏng và giữ nguyên vết thương trong vòng 1 giờ, điều này sẽ giúp bé giảm đau và giảm ngứa hơn.
-
Baking soda: Mẹ thoa một lớp dày lên vùng da bị ong đốt sau đó băng lại vết thương và để trong khoảng 15 phút. Sau đó, mẹ thoa đều lại nhiều lần để trung hòa nọc độc của ong, giúp giảm sưng, giảm ngứa và giảm đau cho bé.
-
Giấm táo: Cho giấm táo pha loãng vào một chậu nước ấm, ngâm vết thương trong đó khoảng 15 phút là có thể trung hoà được nọc độc của ong.
-
Kem đánh răng: Nọc độc của ong được biết đến là một chất có tính axit, kem đánh răng có khả năng kiềm hoá nên sẽ vô hiệu hoá được nọc độc của ong.
-
Papain: Đây là một loại enzym có trong chất làm mềm thịt, nó được sử dụng trong trường hợp này để phá vỡ những protein gây đau ngứa cho bé. Mẹ hãy pha thuốc này với nước theo tỉ lệ 1 thuốc 4 nước, sau đó đắp lên vết thương trong khoảng 30 phút.
-
Viên Aspirin ướt: Aspirin ướt có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và giảm sưng tấy khi bị ong đốt. Bôi 1 viên Aspirin ướt lên vết ong đốt có thể giảm thời gian sưng đau của bé.
-
Một số loại tinh dầu và thảo mộc: Nha đam là một trong những phương thuốc có thể làm dịu da và giảm đau cực kỳ hiệu quả. Kem hoa cúc có đặc tính khử trùng có thể làm giảm kích ứng da, tinh dầu hoa oải hương có thể chống viêm giảm sưng hoặc dầu trà có thể khử trùng cũng như làm dịu những cơn đau của bé. Bé có thể thoa những chất này lên vùng da bị tổn thương, sau đó băng lại.
-
Dùng nước đá: Sau khi mẹ làm sạch vết thương cho bé, mẹ hãy dùng một viên nước đá hoặc một túi chườm lạnh đặt lên vết ong đốt ít nhất trong 15 phút. Việc này sẽ làm giúp làm dịu cơn đau do làm chậm lưu lượng máu với vết thương. Đây là cách chữa vết thương do côn trùng cắn hiệu quả nhất .
-
Nước tỏi nghiền: Với những bé đã lớn, mẹ có thể lấy 2 tép tỏi ép nát để giải phóng dịch chiết có hoạt tính và thoa một ít dịch tiết của tỏi lên vùng da của bé bị ong đốt. Để khoảng 20 phút và sau đó rửa sạch vùng da đó của bé lại với nước.
Trẻ bị muỗi đốt bôi gì?
Bé bị muỗi cắn thường sẽ sưng to và ngứa hơn nhiều so với người lớn vì hệ miễn dịch non nớt của bé chưa đủ để thích ứng với điều này. Khi bé bị muỗi cắn sưng to, để giảm sưng và giảm sưng do vết muỗi cắn, mẹ hãy thử những mẹo sau đây:
-
Baking soda: Baking soda cũng có tác dụng làm giảm viêm sưng tương tự như bị ong đốt. mẹ hoà bột baking soda với nước ấm rồi sau đó thoa lên vết muỗi đốt để giảm sự khó chịu cho bé.
-
Gel lô hội (Nha đam): Nha đam nổi tiếng với đặc tính chống viêm hiệu quả, vì vậy khi thấy vết muỗi đốt trên da bé sưng lớn, mẹ hãy sử dụng một vài lát nha đam đắp lên da bé. Việc này giúp vết đốt của bé giảm sưng và giảm ngứa rất nhiều.
-
Kem đánh răng: kem đánh răng được xem là giải pháp hiệu quả và dễ tìm nhất tại nhà. Khi bé bị muỗi chích sưng to, mẹ hãy lấy một ít kem đánh răng chứa tinh thể bạc hà và bôi lên vết đốt. Đợi một lúc cho kem khô lại rồi sau đó rửa sạch với nước lại và lau khô. cách này sẽ khiến giảm sưng và kháng viêm cực kỳ nhanh những vết muỗi đốt.
-
Dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp giúp ngăn chặn muỗi rất hiệu quả. Khi bé bị muỗi đốt sung to, mẹ hãy lấy một ít tinh dầu khuynh diệp bôi lên làn da bé. Các vết muỗi đốt sẽ dần dần xẹp và bớt ngứa hẳn.
-
Khoai tây: Khoai tây là nguyên liệu rất dễ tìm và an toàn trong trị muỗi đốt an toàn và cực kỳ lành tính. Khi bé bị muỗi cắn, mẹ hãy cắt một vài lát khoai tây rồi xoa lên chỗ bị muỗi cắn. Dần dần cảm giác ngứa sẽ giảm hẳn, bớt sưng và không để lại seo sau đó.
Một số loại thuốc bôi cho trẻ
Bên cạnh những mẹo chữa côn trùng cắn thì bố mẹ nên tìm một số loại thuốc bôi da trị côn trùng cắn cho bé để bé nhanh hết bệnh và không để lại sẹo. Sau đây là một số thuốc bôi da hiệu quả, bố mẹ hãy tham khảo và sử dụng cho bé.
Kem em bé
Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên rất an toàn, dịu nhẹ và không gây kích ứng cho da. Đặc biệt, kem em bé không chứa corticoid, chất bảo quản paraben nên đảm bảo an toàn với mọi đối tượng đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Kem em bé có khả năng làm dịu và xua tan nhanh chóng những đau ngứa do muỗi hoặc côn trùng cắn. Kem có tính kháng khuẩn nhẹ tạo nên lớp màng bảo vệ tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết đốt của bé. Ngoài ra còn đầy nhanh quá trình tái tạo tế bào da và làm lành vết thương nhanh chóng, ngăn ngừa để lại sẹo thâm trên da bé. Bảo vệ làn da bé luôn ẩm và mịn màng, không bị bít tắc lỗ chân lông.
Cách dùng rất đơn giản: Sau khi rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn, mẹ hãy lấy kem em bé thoa lên vết thương bị côn trùng cắn ngày 2 đến 3 lần.
Kem trị côn trùng cắn Muhi
Đây là loại thuốc bôi côn trùng cắn xuất xứ từ Nhật Bản với những thành phần cực kỳ lành tính và an toàn cho làn da của trẻ nhỏ. Công dụng của Muhi đó là xẹp, làm giảm sưng ngứa do bị côn trùng đốt. Ngoài ra kem còn có công dụng chống hăm da và viêm da và nổi mề đay.
Cách sử dụng rất đơn giản: Loại thuốc này được thiết kế ở dạng lăn. Khi bé bị côn trùng đốt, mẹ hãy lăn lên vết côn trùng cắn. Có thể bôi liên tiếp 2 tiếng 1 lần.
Lưu ý: Mẹ không nên bôi vào vết thương hở và tánh tiếp xúc với mắt vì có thể sẽ gây kích ứng và khó chịu.
Kem bôi côn trùng cắn Chicco
Kem bôi da này có xuất xứ từ Ý, là dòng kem bôi da an toàn, không gây kích ứng và nhờn rít cho da. an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Thành phần chính của kem bôi da Chicco là cây hoa tiêu, vỏ măng cụt và chiết xuất cây bạch đàn Úc. Với công dụng chính là làm dịu da tự nhiên và giảm cơn ngứa, giúp cho vết đốt không bị sưng đỏ. giúp da nhanh chóng phục hồi và không để lại sẹo.
Cách sử dụng rất đơn giản: Mẹ hãy thoa trực tiếp và thoa đều lên vết cắn, cứ cách 3 tiếng thoa lại một lần.
Lưu ý: Với làn da quá nhạy cảm và với những bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ thận trọng trong sử dụng. Chỉ nên sử dụng tối đa 3 lần một ngày và tuyệt đối không bôi lên vết thương hở, tránh tiếp xúc với mắt và miệng.
Phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt
Bé hay bị côn trùng cắn là do bé chưa biết cách phòng vệ và bảo vệ bản thân đúng cách. Vậy nên bố mẹ hãy biết cách bảo vệ bảo vệ trẻ nhỏ. Để thoát khỏi những lo lắng khi nào cần phải mang bé đến bệnh viện, bố mẹ hãy chủ động phòng tránh côn trùng đốt bé bằng những cách dưới đây.
Cho bé mặc đồ dài
Khi cho bé ra ngoài chơi, đặc biệt là đến những nơi có nhiều cây cối và bụi rậm, cỏ cao,... bố mẹ hãy cho bé mặc đồ dài có màu sắc tươi sáng. Cẩn thận hơn, mẹ hãy mang tất và nhét vào ống quần của bé. Bố mẹ lưu ý trang phục không được gây khó chịu hay gây nóng bức cho bé mà ngược lại phải thật thoải mái để bé có thể chạy nhảy vui đùa.
Vệ sinh môi trường sống thường xuyên
Việc vệ sinh môi trường sống thường xuyên là việc rất nên làm đối với những gia đình có con nhỏ. Không nên vứt rác bừa bãi, không để nước tù đọng quanh nhà vì đây là những tác nhân làm ấu trùng lăng quăng và muỗi sinh sôi. Thường xuyên làm sạch nước trong máng xối và chậu hoa, thua chậu. Tìm kiếm và tiêu diệt những tổ côn trùng có trong nhà. Thường xuyên giặt chăn ga, vệ sinh giường nằm của bé,... Giữ gìn vệ sinh môi trường sống cũng là cách để ngăn chặn côn trùng làm tổ và gây bệnh.
Sử dụng màn chống muỗi cho trẻ
Muỗi có thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết vì vậy hãy ngăn chặn muỗi đốt bé bằng cách sử dụng màn chống muỗi cho bé bất kể là ngủ trên giường, trên võng hay nôi, cũi. Cho bé ngủ mùng cả ngày và đêm. Đối với những bé còn nhỏ, việc cho bé ngồi xe đẩy và ra ngoài chơi, việc mắc màn chống muỗi không bao giờ là thừa.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng
Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng như chó và mèo thì bố mẹ cần cẩn trọng khi cho bé chơi cùng thú cưng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên tắm rửa và vệ sinh cho thú cưng thường xuyên để đảm bảo chúng sạch ve và bọ chét. Hạn chế để chó mèo lên giường và ghế sofa để tránh ve và bọ chét bò qua.
Ngoài ra, mẹ hãy dạy bé nhận biết những loại côn trùng, giáo dục bé không nên để chân trần khi chơi. Hạn chế cho bé vui chơi ở những nơi có những bụi cây và hoa để ngăn ngừa bé bị côn trùng đốt sưng mắt. Luôn dùng thuốc chống côn trùng cho bé khi bé vui chơi ở bên ngoài, hạn chế trường hợp bé bị côn trùng cắn sưng đỏ.