1. Những tình trạng dị ứng thường gặp ở trẻ
Dị ứng là phản ứng chống lại của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các vật lại. Dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân và được biểu hiện bằng những biểu hiện khác nhau.
Dị ứng do thời tiết
Dị ứng thời tiết là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn và trẻ em có sức đề kháng yếu. Tình trạng này thường xuất hiện vào thời điểm chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm cao sinh ra những chất gây dị ứng. Dị ứng thời tiết gây cho trẻ những tác động không tốt cả về tâm lý lần cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Ngoài ra, không chỉ riêng tiếp xúc ngoài trời có thể gây ra dị ứng mà cả ở trong phòng điều mà cũng có thể mắc phải. Bởi sự tăng giảm của nhiệt độ trong phòng ảnh hưởng đến sự đàn hồi của làn da, khiến da trở nhạy cảm hơn. Vì thế, cần phải dựa vào các dấu hiệu để kịp thời điều trị. Các dấu hiệu của dị ứng này bao gồm:
- Nổi phát ban trên da: Trên da nổi các vết sần giống như vết muỗi cắn, khi sờ vào thấy căng mọng, có cảm giác ngứa ngáy, càng gãi thì cảm giác đó càng tăng lên.
- Viêm mũi dị ứng: Trẻ khi bị dị ứng thời tiết thường có các dấu hiệu giống với cảm cúm thông thường như hắt hơi, chảy nhiều dịch mũi,...
- Sốt: Nếu trẻ có sức đề kháng yếu có khả năng cao có dấu hiệu này.
- Dị ứng da: Ngoài phát ban, trẻ còn có các dấu hiệu như da khô, dễ nứt nẻ, da đỏ hơn bình thường,...
- Chán ăn: các phản ứng khi thay đổi thời tiết khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, trẻ mệt mỏi, chán ăn, lười ăn,...
- Nổi mề đay cấp tính: Dấu hiệu này khá dễ nhận thấy, điển hình là các nốt mẩn mặc toàn cơ thể, hoặc mọc thành từng đám phù kèm theo đó là cảm giác cực kỳ ngứa ngáy.
Dị ứng do thức ăn
Tình trạng này thường gặp ở những trẻ nhỏ đang trong thời kì ăn dặm. Do hệ tiêu hoá của bé còn chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc này còn khiến các bé không thích ứng được các loại thức ăn không phù hợp. Có thể nhận biết trẻ bị dị ứng thức ăn bằng cách:
- Nôn mửa, cơ thể mệt mỏi kèm phát ban: dấu hiệu này khá dễ nhận thấy, thường xuất hiện sau khi ăn khoảng vài phút.
- Nổi ban quanh miệng, đau bụng, chảy nước mắt, nước mũi: dấu hiệu này có thể xuất hiện vài giờ sau khi ăn.
- Khó thở, co thắt phế quản: Đây là dấu hiệu khi tình trạng dị ứng đã chuyển nặng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Nổi mề đay
Có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh mề đay, phải kể đến đó là các vi sinh vật, sự thay đổi của nhiệt độ và môi trường, các loại hoá chất,... Tình trạng này được biểu hiện bằng các nốt ban mọc riêng lẻ hoặc mọc thành mảng, những nốt ban này khá li ti, đốm màu có thể xuất hiện ở một phần nào đó hoặc cả cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc thậm chí là hàng tháng.Có thể dựa vào thời gian kéo dài và mức độ nặng nhẹ của mề đay, có thể chia tình trạng này thành 2 cấp độ chính:
- Mề đay cấp tính: Là khi tình trạng nổi mề đay có thời gian kéo dài dài là dưới 6 tuần. Lúc này, tình trạng còn khá nhẹ, phụ huynh không cần quá lo lắng vì bệnh có thể tự khỏi.
- Mề đay mạn tính: Là khi tình trạng mề đay kéo dài 6 tuần trở lên, các triệu chứng gây nhiều khó chịu cho trẻ.
Ngoài ra, khi bé bị nổi mề đay thường có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, sốt nhẹ, phù nhẹ, ngứa ngáy, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,...
2. Xử trí trẻ bị dị ứng đúng cách
Tùy vào loại dị ứng mà trẻ gặp phải thì sẽ có một cách xử trí trẻ bị dị ứng khác nhau.
Xử trí khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Để cải thiện cũng như phòng ngừa tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ, bố mẹ nên thực hiện những điều sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm sạch, không ngâm mình, lau khô người sau khi tắm
- Cắt móng tay cho trẻ để hạn chế xước da khi gãi khiến dị ứng bị lan rộng.
- Khi trẻ ra ngoài, cần được che chắn cẩn thận để hạn chế các nguy cơ độc hại như khói bụi, gió độc,...
- Không nên để trẻ tiếp xúc với chó mèo hay phấn hoa.
- Nên bôi các loại kem dưỡng phù hợp với da mụn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xử trí khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, bố mẹ nên đứa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra dị nguyên trên da hoặc xét nghiệm máu để biết được trẻ có đang bị dị ứng hay không. Từ đó, nếu phát hiện ra bệnh cần có các biện pháp điều trị. Cần sử dụng loại thuốc điều trị dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Xử trí khi trẻ nổi mề đay
Để hạn chế được tình trạng nổi mề đay ở trẻ, phụ huynh có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Chườm lạnh: sử dụng khăn mềm bọc đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng da bị nổi mề đay, thực hiện mỗi ngày 1 lần, 1 lần 10 phút.
- Giữ cơ thể trẻ luôn thông thoáng: ngoài việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ còn nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoải mái, thông thoáng.
- Không nên sử dụng các loại xà phòng và mỹ phẩm cho trẻ: Bởi sử dụng mỹ phẩm có thể khiến tình trạng kích ứng nặng nề hơn.
- Dùng nha đam: Nó có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Sử dụng thuốc: Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.