Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và phản ánh thế giới qua những tác phẩm nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình sẽ mang đến cho trẻ những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương, tuy đơn giản nhưng lại khắc họa lại trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, những đồ vật, đồ chơi… và mọi điều của thế giới xung quanh. Qua đó trẻ có cái nhìn đánh giá tổng quan, đưa ra ý kiến của bản thân mình mà không phụ thuộc vào ai. Mỗi sản phẩm của trẻ đều mang nội dung và tên gọi riêng do trẻ tự làm ra, tự sáng tạo. Từ những màu sắc rất tươi sáng, sặc sỡ mà trẻ chọn để thể hiện biểu tượng cho ta thấy được tâm hồn trẻ luôn tươi mới, trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ pháp triển đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng nguyên vật liệu đã bỏ đi, những vật dụng từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm.
Trẻ ngày nay được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nhiều, trẻ được tiếp nhận kiến thức thông qua tranh ảnh, sách báo, ti vi, mạng internet…nên sự tri giác và kiến thức về các biểu tượng xung quanh trẻ rất phong phú và đa dạng, những kỹ năng tinh xảo vào các bài vẽ, nặn, xé, dán, tô màu… để tạo ra sản phẩm đẹp.
Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ muốn được lựa chọn. Trẻ phát huy tính tích cực một cách tối đa nhất từ cái trẻ thích, trẻ muốn, đến quá trình trẻ thực hiện và hoàn thành sản phẩm. Tôn trọng và phát huy ở trẻ sự mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện của trẻ mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình.
Trong giờ phát triển thẩm mĩ, thông qua hoạt động tạo hình, cô rèn trẻ nhưng kỹ năng cầm bút tô màu. Kỹ năng tô màu cho trẻ là một hoạt động không thể thiếu được ở trường mầm non. Việc tập cho trẻ có kỹ năng vẽ và tô màu là rất cần thiết để rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và sự sáng tạo của trẻ. Qua hoạt động tô màu trẻ lĩnh hội được cái đẹp, cảm nhận được cái đẹp, biết so sánh giữa cái đẹp và cái xấu. Nếu cho không có kỹ năng tạo hình thì trẻ sẽ không cảm nhận được cái đẹp. Khi trẻ thực hiện xong thì nên khen ngợi, khích lệ trẻ, động viên công nhận trẻ đã hoàn thành và có những lời nhận xét tích cực sau mỗi lần trẻ tô màu.
Trong giờ học phát triển thẩm mĩ qua hoat động tạo hình của trẻ tại lớp MGB C1 Trường Mầm non Dương Xá, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu và hoạt động trực tiếp với các đối tượng, từ đó có những hiểu biết cơ bản về giờ học tạo hình. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa- xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh. Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện Trẻ phát huy tính tích cực một cách tối đa nhất từ cái trẻ thích, trẻ muốn, đến quá trình trẻ thực hiện và hoàn thành sản phẩm. Tôn trọng và phát huy ở trẻ sự mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình