Với trẻ mầm non, hoạt động trải nghiệm là việc cho trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức giáo dục phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm tìm cách giải quyết hợp lý, mang lại kết quả tốt nhất.
Các hoạt động trải nghiệm phù hợp dù ít hay nhiều đều giúp trẻ có được những kinh nghiệm, những bài học hay những nhận xét, tạo thành trang để trẻ tiếp xúc, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
Dưới đây là một số hình ảnh của các bạn nhỏ lớp MGB C4 với hoạt động trải nghiệm: "Làm kem siêu tốc"