Làm quen với Văn học là một môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, biết diễn đạt ngắn ngọn câu và sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ. Không những thế môn làm quen với Văn học còn có ý nghĩa to lớn góp phần phát triển 5 mặt cho trẻ, đó là: Giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển trí tuệ, phát triển thể lực và rèn luyện lao động. Làm quen với Văn học là cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm Văn học qua nghệ thuật đọc diễn cảm của cô giáo hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động và hứng thú trong các tác phẩm Văn học. Từ đó có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, những cái hay cái đẹp trong tác phẩm và biết thể hiện sự cảm nhận qua các hoạt động đọc thơ, kể chuyện.
Làm quen với tác phẩm Văn học là ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.Thông qua hoạt động làm quen với Văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng biết nói đúng từ và đúng ngữ pháp, Văn học còn giúp phát trí nhớ, tư duy.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với Văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. đặc biệt là thơ sẽ giúp trẻ cảm nhận được những âm điệu, những ngôn ngữ trong tác phẩm để từ đó trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung và biết đọc diễn cảm. Thông qua việc đọc thơ, kể chuyện giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc sống, trẻ biết được những gì nên làm và những gì không nên làm, qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức như ngoan - hư, tốt - xấu, thật thà - không thật thà. Khi trẻ được đọc thơ, nghe và kể lại chuyện ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, nói hết câu đủ ý, vốn từ phát triển phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình kể về một vài sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Hôm nay cô và các bạn nhỏ lớp MGB C2 được LQTPVH qua bài thơ: “Sáo học nói” dưới đây là hình ảnh trẻ hang say tham gia vào hoạt động.