Chưa có bằng chứng súc họng nước muối bảo vệ bạn khỏi COVID-19
Hiện nay nhiều người cho rằng chỉ cần súc họng bằng nước muối, hoặc nhỏ mũi bằng nước muối cũng có thể phòng ngừa được COVID -19. Song, các chuyên gia y tế cho biết, chưa có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối và nước sẽ bảo vệ bạn chống lại hoặc chữa khỏi bệnh do COVID -19 gây ra.
Thực tế cho thấy, việc súc miệng bằng nước và muối chỉ có tác dụng giúp giảm đau họng, giúp mọi người khắc phục được nhanh các triệu chứng của cảm lạnh thông thường.
Ngoài ra, nhiều người quan niệm pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao và vì thế nó có thể thay thế được dung dịch súc họng sát khuẩn chuyên dùng. Do đó, họ đã pha nước muối rất mặn để súc miệng hàng ngày, tuy nhiên việc làm này lại vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô, ráp như không có nước…
Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp viêm họng là do virus gây nên. Do đó, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh bội nhiễm cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn họng (súc họng hoặc xịt họng) chuyên biệt.
Hiện nay, để giúp sát khuẩn họng các bác sĩ thường khuyên dùng loại thuốc súc họng hoặc xịt họng có chứa hoat chất Povidone-iod. Đây là một phức hợp của povidone và iodine, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng miệng, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn và vi nấm,… Trong dung dịch đó, Iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả.
Khi tiếp xúc chất bẩn trong miệng, chất i-ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, diệt các loại vi rút, vi khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Hơn nữa, povidone-iodine không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót và có mùi dễ chịu. Do đó, khi dùng dung dịch này, sẽ có cảm giác cổ họng được làm sạch, thấy mát và dịu.