Phát triển nhận thức cho trẻ mà cụ thể là trẻ mầm non bao gồm 4 giai đoạn vàng để phát triển toàn diện. Quá trình này đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ. Giúp con khám phá thêm những kiến thức trong một thế giới, môi trường mới. Hãy cùng Toppy tìm hiểu thêm về các giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ mầm non thông qua các thông tin và bài viết dưới đây.
Phát triển nhận thức cho trẻ theo thông tư của bộ giáo dục
Theo thông tư 17 của bộ giáo dục, lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là một trong 5 lĩnh vực chính yếu trong 5 lĩnh vực phát triển quan trọng nhất của trẻ. Phát triển nhận thức cho trẻ được chia thành 3 ý chính trong quá trình làm quen, khám phá những điều mới lạ.
Đầu tiên, trẻ sẽ làm quen, khám phá khoa học bao gồm khoa học cơ thể người. Nhận biết thế giới xung quanh bằng cách phân biệt các loài động, thực vật. Hay đồ vật và gọi tên các hiện tượng tự nhiên.
Thứ 2 là sự khám phá, tìm hiểu của trẻ về vấn đề toán học. Dựa theo trình độ của trẻ, các vấn đề toán học được đặt ra sẽ bao gồm các chủ đề về số thứ tự, cách đếm, so sánh,…
Thứ 3 là trẻ mở rộng nhận thức đối với các vấn đề xã hội. Trẻ ở độ tuổi mầm non thì vấn đề xã hội cũng được thu hẹp trong phạm vi nhỏ. Cụ thể là phạm vi mối quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, gia đình,… Đồng thời có thêm nhận thức về các vấn đề khác như những ngày lễ tết, địa điểm du lịch,…
Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong giáo dục. Là cơ sở cho sự phát triển tư suy logic và mở rộng, nâng cao nhận thức xã hội của trẻ mầm non.
4 giai đoạn vàng cho trẻ phát triển nhận thức
Phát triển nhận thức cho trẻ được tiến hành theo 4 giai đoạn quan trọng nhất. Theo kết quả nghiên cứu lý luận nhận thức của Piaget, đó được coi là 4 giai đoạn vàng không được bỏ lỡ ở trẻ. 4 giai đoạn đó bao gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn vận động cảm giác
Đây là giai đoạn kéo dài từ 0 – 2 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển cảm giác vận động thông qua những hoạt động cơ bản. Có thể dễ dàng thấy các em bé trong độ tuổi thuộc giai đoạn vận động cảm giác thường thể hiện sự quan tâm, yêu thích của mình đối với một đồ vật. Bằng cách sờ, chạm và ngậm trong miệng. Trẻ 3 tháng tuổi đã có nhận thức cơ bản về ánh sáng, màu sắc và âm thanh. Bằng chứng là trong giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi, thường có những phản ứng khi nghe thấy âm thanh. Hay hướng về phía có ánh sáng
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiền thao tác
Giai đoạn tiền thao tác của trẻ kéo dài từ khoảng 2 tuổi cho tới 7 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ hoàn thiện và phát triển dần khả năng nhận biết và năng lực ngôn ngữ. Như vậy, Piaget coi đây là giai đoạn vàng quan trọng nhất trong quá trình trẻ phát triển nhận thức. Ba mẹ có thể dễ dàng quan sát tốc độ và khả năng phát triển nhận thức của trẻ thông qua các hoạt động ở các mốc tuổi khác nhau:
- Trong độ tuổi từ 2 – 3 tuổi: Trẻ có khả năng tìm kiếm các đồ vật được giấu đi. Ngoài ra, trẻ có khả năng nhận biết, sắp xếp và phân loại một số màu sắc cơ bản. Ngoài ra, trẻ 2- 3 tuổi có khả năng đóng vai các nhân vật hoạt hình.
- Trẻ 3-4 tuổi đã bắt đầu có khả năng đếm và dần hiểu về các khái niệm thời gian. Trẻ có khả năng suy nghĩ tập trung về một vấn đề và có thể kể lại những câu chuyện trong tưởng tượng.
- Trẻ trong độ tuổi từ 4- 5 tuổi là sự phát triển hoàn thiện của các khả năng kể trên. Năng lực của trẻ được phát triển, chau dồi từ năm 2 tuổi sẽ được hoàn thiện ở giai đoạn tuổi này.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thao tác cụ thể
Đây là giai đoạn trẻ trong độ tuổi từ 7 – 11 tuổi. Piaget gọi đây là giai đoạn thao tác cụ thể vì trong khoảng thời gian này. Khả năng nhận thức của trẻ đã được tăng lên đến mức có thể tự quan sát và nhận biết thế giới. Trẻ có khả năng đưa ra những lý luận cũng như ý kiến của cá nhân đối với vấn đề bàn luận.
Giai đoạn 4: Giai đoạn tiến triển – phát triển nhận thức cho trẻ
Giai đoạn 4 bao gồm các trẻ có độ tuổi từ 12 trở nên. Đây là giai đoạn quan trọng khi trẻ đã có những nhận biết về vấn đề siêu ngôn ngữ. Trẻ hiểu được các khái niệm xung quanh, nhận biết được những khái niệm trừu tượng. Và định hướng được lối suy nghĩ cũng như tư duy của mình. Đồng thời trong giai đoạn này, trẻ phát triển khả năng tư duy logic và khả năng lập kế hoạch.
4 Giai đoạn này kéo dài trong suốt quá trình học hỏi, tư duy và nhận định vấn đề của trẻ. Quá trình giáo dục này diễn ra thường xuyên, liên tục. Và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển, hình thành nên các góc nhìn, thế giới quan, tư duy và lối sống của trẻ. Vậy, ba mẹ cần đặt những quan tâm đúng mực đối với quá trình phát triển này của trẻ.
Lời kết
Trên đây là sự tổng hợp về những giai đoạn vàng trong phát triển nhận thức cho trẻ. Trong các giai đoạn này, ba mẹ nên có sự quan tâm đúng cách. Để con có thể phát triển nhận thức theo cách toàn diện nhất. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những bài đọc về các chủ đề thú vị khác tại trang website của trường. Chúc ba mẹ và các con thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng mới. Nhà trường rất vui khi có thể cùng đồng hành trong mọi chặng đường phát triển của con.