Chất gì cũng có, chỉ thiếu chất béo
Bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều bé đang trên đà “sổ sữa” bỗng chựng lại vì thiếu chất. Nhiều mẹ không khỏi hoang mang khi thịt, cá, rau củ quả… mẹ bổ sung đủ cả, làm sao bé lại thiếu chất cho được?
Chia sẻ về quá trình nuôi con ăn dặm, chị Phạm Mỹ Phương (Q.10, TP.HCM) lo lắng: “Do đã tham khảo rất kỹ và áp dụng đa dạng thực đơn, mình khá tự tin về chế độ dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, dù bé ăn tốt, không kén món gì, nhưng đi khám vẫn bị bác sĩ chẩn đoán thiếu chất do kém hấp thu…”.
Không riêng chị Phương, nhiều mẹ khi đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng mới biết bản thân mắc nhiều sai lầm trong quá trình chế biến bữa ăn dặm, khiến bé kém hấp thu. Ngoài việc “thần thánh hóa” nước hầm xương, trong khi món này có thể khiến trẻ khó tiêu, hay hâm cháo, bột nhiều lần dẫn đến thực phẩm bị mất chất… sai lầm phổ biến là “lãng quên” bổ sung chất béo vào khẩu phần của trẻ.
Trong các loại chất, có lẽ chất béo phải chịu nhiều “tiếng oan” nhất khi bị “gán tội” là nguyên nhân dẫn đến béo phì, thừa cân, khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, nhiều mẹ không ngại ngần loại bỏ dầu mỡ khỏi bữa ăn.
Trên thực tế, sau 6 tháng tuổi, bên cạnh nguồn sữa mẹ duy trì, trẻ cần được bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của não bộ và cơ thể. Bên cạnh các nhóm chất đạm, đường, xơ/vitamin/khoáng chất, chất béo đóng vai trò thiết yếu
Theo thông tin được công bố trên website của Viện Y học ứng dụng Việt Nam(VIAM)
Theo thông tin được công bố trên website của Viện Y học ứng dụng Việt Nam (VIAM), chất béo giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển não bộ của trẻ, chiếm 60% phần vật chất cấu thành não của trẻ trong ba năm đầu đời. Nếu ví bộ não trẻ là căn nhà thì chất béo là những viên gạch, khi thiếu hụt sẽ không thể xây nên một căn nhà hoàn thiện. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K… Như vậy, thực đơn dù bổ dưỡng và đa dạng đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu không có chất béo giúp “nhập cảnh” các dưỡng chất trên vào cơ thể. Để tránh tình trạng trẻ ăn nhiều vẫn kém hấp thu, mẹ cần hiểu rõ về vai trò và bổ sung chất béo tốt cho con từ những nguồn chọn lọc.
Bổ sung chất béo cho con: hiểu đúng để chọn đúng
Chất béo được chia thành 2 loại chính: chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ, sữa béo…) và chất béo không bão hòa (mỡ các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu…).
Chất béo bão hòa thường ít có lợi hơn so với chất béo không bão hòa. Tuy nhiên, trẻ em vẫn cần được bổ sung loại chất béo này vì nó tham gia vào quá trình xây dựng mô và các cơ quan của cơ thể.
Trong khi đó, chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn 3 năm đầu đời do chúng quyết định việc xây dựng hệ thần kinh trung ương, hoàn thiện não bộ của trẻ.
Trong nhóm chất béo không bão hòa, Omega-3 là đại diện tiêu biểu. Các chất béo thuộc nhóm Omega 3 là DHA và EPA, rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé. DHA là loại chất béo chiếm tới 1/4 lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não và võng mạc, nằm trong thành phần cấu trúc của màng tế bào thần kinh. Bên cạnh DHA, EPA là thành phần cốt yếu cho sự phát triển, chức năng truyền và nhận tín hiệu của não bộ, liên quan đến khả năng học, tập trung của trẻ sau này.
Trong các loại thực phẩm, dầu cá hồi được đánh giá là loại thực phẩm bổ sung dồi dào lượng DHA, EPA cần thiết giúp trẻ phát triển não bộ.
Cũng theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ngoài việc tập cho bé ăn cá hồi, các mẹ có thể bổ sung thêm chất béo từ dầu cá hồi loại đặc chế dành riêng cho trẻ nhỏ.
Cũng theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ngoài việc tập cho bé ăn cá hồi, các mẹ có thể bổ sung thêm chất béo từ dầu cá hồi loại đặc chế dành riêng cho trẻ nhỏ. Mỗi bữa mẹ nên trộn 1 muỗng dầu cá hồi (tương đương 5ml) vào chén cháo/bột của trẻ khi vừa nấu xong, tổng cộng là 2 muỗng/ngày (tương đương 10ml). Đây là thói quen có thể giúp mẹ đảm bảo cung cấp đủ lượng DHA, Omega 3 và các axit béo cần thiết để trẻ phát triển não bộ toàn diện, đồng thời phòng tránh nguy cơ kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.