I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ HAY ỐM VẶT
1. Hệ miễn dịch kém
Thời kỳ ở trong bụng mẹ và 6 tháng đầu sau sinh, trẻ được hưởng hệ "miễn dịch thụ động" từ mẹ truyền sang (qua nhau thai và sữa mẹ). Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có chứa rất nhiều kháng thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình miễn dịch của trẻ ở những ngày đầu đời. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn khi trẻ được 5 tháng tuổi.
Chính vì thế, giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi được coi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện (phải đến khi trẻ 3 – 4 tuổi, hệ miễn dịch mới được hoàn thiện), và nguồn cung kháng thể từ sữa mẹ cũng hết, nên trẻ rất dễ mắc bệnh.
Nếu để ý kĩ ba mẹ cũng sẽ thấy được, ở độ tuổi này bé đi nhà trẻ hay ốm hơn, do bé phải tiếp xúc với môi trường mới mà hệ miễn dịch của bé lại chưa được hoàn thiên, chưa đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
2. Hệ tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt. Đó là vì khi hệ tiêu hóa làm việc kém, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hiệu quả. Hơn nữa, hệ tiêu hóa hoạt động kém sẽ cản trở quá tình tiêu hóa khiến hệ vi khuẩn đường ruột không cân bằng. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể của trẻ. Một khi quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ dễ bị thiếu chất dinh dưỡng nên hoạt động của nhiều cơ quan không được cân bằng và dễ phát sinh nhiều bệnh.
3. Vệ sinh chưa đúng cách
Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì các bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do virus... Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh.
4. Bao bọc trẻ quá mức
Nhiều cha mẹ lại sạch sẽ quá mức, nuôi con gần như vô trùng, khiến cho trẻ không có cơ hội tiếp xúc giới bên ngoài. Không được tắm nắng, hít thở không khí ngoài trời, không được đùa nghịch, vận động... Nhốt bé trong nhà, tránh nắng, gió, quá lạm dụng điều hòa cũng khiến cho bé mất đi khả năng thích ứng và khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể dẫn đến bé hay bị ốm vặt.
5. Ảnh hưởng của việc uống nhiều kháng sinh
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dùng thuốc kháng sinh làm giảm lượng cytokine – một loại hooc môn trong cơ thể đặc biệt cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ giúp khỏi bệnh nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, vi rút. Vì thế, khi trẻ mới chớm bệnh (ho, sổ mũi, cảm cúm,...), đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh ngay mà cần quan sát, đánh giá các biểu hiện của con để quyết định xem liệu trẻ có thể tự kiểm soát tình trạng bệnh của mình hay không.
II. CÁCH PHÒNG TRÁNH TRẺ HAY ỐM VẶT
Muốn trẻ giảm hẳn ốm vặt, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên với các mẹ nuôi con nhỏ như sau:
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Với trẻ sơ sinh, mẹ nên nuôi con hoàn toàn băng sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều các kháng thể cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ. Nếu không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ, ba mẹ nên chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ và có chứa các kháng thể giúp tăng đề kháng cho bé.
Với trẻ lớn hơn, ba mẹ cần đảm bảo cân bằng dưỡng chất giữa các nhóm chất (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất...) cho bé. Đặc biệt rèn luyện thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có ga, thức ăn ngọt...
2. Duy trì một lối sống khoa học
Ba mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, điều này sẽ hạn chế cơ hội tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó cũng nên cho bé vận động phù hợp theo độ tuổi, vì vận động đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, củng cố hoạt động của các chất kháng thể và tế bào bạch cầu trong người bé.
Chỉ cần rèn cho con đi bộ khoảng 15 phút mỗi ngày cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé làm việc tốt hơn. Đối với các bé nhỏ tuổi hơn, kích thích tay chân bé hoạt động cũng có tác dụng tương tự.
3. Tiêm vắc-xin
Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ dưới 3 tuổi nên tiêm các mũi vắc-xin phòng ngừa bệnh: viêm gan B, bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, thủy đậu...Tiêm vắc-xin sẽ giúp trẻ chủ động phòng ngừa bệnh và giảm nguy cơ tử vong.
4. Dùng sữa công thức có thành phần tăng đề kháng
Bổ sung sữa công thức có thành phần tăng đề kháng là một phương pháp tăng đề kháng hiệu quả cho bé. Bởi sữa công thức vừa giúp bé bổ sung các dưỡng chất theo đúng nhóm tuổi, vừa chứa kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
Hiện nay, rất nhiều ba đã tin chọn sữa hoàng gia Úc Royal Ausnz Lactoferrin Formula Milk Powder cho bé. Bởi đây là sản phẩm chuyên biệt giúp tăng cường đề kháng nhanh cho cơ thể nhờ bổ sung hàm lượng cao kháng thể Lactoferrin + sữa Non + Axit Sialic cùng các vitamin và khoáng chất.
Từ đó, tạo nên nền tảng miễn dịch, đề kháng vững chắc, giúp trẻ chống lại các nhân tố gây bệnh, làm tiền đề cho sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ, từ đó giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, phát triển tối ưu về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ tìm được lý do khiến trẻ hay ốm vặt để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Và ba mẹ cần nhớ rằng, tăng cường hệ miễn dịch là điều quan trọng để bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nhé.