Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng trẻ thiếu hụt năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động của trẻ.
Ta có thể chia suy dinh dưỡng ở trẻ em thành 3 loại sau:
- Suy dinh dưỡng thấp còi: đây là tình trạng trẻ chậm tăng trưởng chiều cao so với các bạn cùng lứa tuổi.
- Suy dinh dưỡng gầy còm: cân nặng quá nhẹ so với chiều cao của trẻ, đây là tình trạng trẻ không tăng cân hoặc sụt cân.
- Suy dinh dưỡng nhẹ cân: do thiếu dinh dưỡng nên cân nặng của trẻ thấp hơn so các bạn cùng độ tuổi. Đây là tình trạng do trẻ thiếu chất dinh dưỡng trong một thời gian dài.
Theo trang Medicalnewstoday, đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ có thể dẫn đến các tình trạng sau đây:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe trong ngắn hạn và dài hạn
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Tốc độ phục hồi sau khi bị thương hoặc bệnh tật sẽ chậm đi
- Nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao
- Chậm phát triển thể chất, trí tuệ gây khó tập trung học tập
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em
Việc suy dinh dưỡng ở trẻ có thể do 2 yếu tố sau:
1. Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng:
- Trẻ chán ăn, ăn không đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể
- Thiếu lương thực, thực phẩm
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, nghèo nàn chất dinh dưỡng, cách chế biến không phù hợp.
2. Tiêu hao năng lượng quá mức:
- Trẻ có vấn đề về tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng
- Bị các bệnh có liên quan đến đường ruột
- Trẻ bị bệnh trong một thời gian dài
- Có thể thất thoát chất dinh dưỡng bởi một số bệnh lý như tiêu chảy,..
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Nên cho trẻ ăn chín, uống sôi. Không cho trẻ ăn thức ăn tại nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như tại đường sá, các công trình xây dựng, chỗ ẩm ướt,…vì các nơi đó thường có các mầm bệnh có thể gây ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cho trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tạo thói quen như rửa tay cho trẻ trước khi ăn, đánh răng 2 lần một ngày, không đưa các đồ chơi vật dụng cho vào miệng để tránh có thể bị nhiễm giun sán.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát để trẻ tránh bị nhiễm các mầm bệnh.
- Xổ giun định kỳ: Phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc sổ giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ hơn. Cần phải ăn cân đối các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ… Bên cạnh đó cần bổ sung đầy đủ cho trẻ thêm Vitamin và muối khoáng để trẻ có thể phát triển tốt nhất.
-
- Động viên trẻ ăn : Phụ huynh nên tạo cảm giác vui vẻ thoải mái cho trẻ trong bữa ăn để trẻ thích thú việc ăn uống. Không nên la mắng, đánh đập, ép trẻ phải ăn tránh tạo áp lực tâm lý cho trẻ, khiến trẻ sợ việc ăn uống.
- Động viên trẻ tập thể dục: Giúp cho quá trình trao đổi chất và phát triển của trẻ được tốt hơn. Bên cạnh đó tập thể dục sẽ giúp trẻ khỏe mạnh tăng cường sức đề kháng.
- Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ: Để có thể phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ để có thể chăm sóc và điều trị kịp thời.
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ cần có những biện pháp ngay từ khâu chăm sóc sức khỏe đến khâu ăn uống. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đúng đắn sẽ giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng, ngày càng cao lớn và khỏe mạnh.