Từ các thông tin về: tuổi, chiều cao, cân nặng, giới tính ta có biết được tình trạng dinh dưỡng cũng như nhu cầu về khẩu phần ăn của trẻ. Để đánh giá khẩu phần của trẻ có đảm bảo với nhu cầu hàng ngày hay không, chúng ta có 2 cách là thông qua đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn (dựa vào mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của cá thể trong 24h qua). Cách đánh giá hai chỉ đó như sau:
Về tình trạng dinh dưỡng: Để đánh giá về tình trạng dinh dưỡng, để xác định trẻ phát triển tốt, gầy hay thừa cân, ta dựa theo công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI, BMI được tính bằng cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (chiều cao tính theo m). Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu năng lượng trường diễn, BMI từ 18,5 đến 24,9 là bình thường, BMI bằng hoặc trên 25 là thừa cân và bằng hoặc trên 30 là béo phì.
Qua cách tính trên, kết quả trẻ có BMI là 20.76, điều đó khẳng định trẻ có thể trạng tốt (từ 18,5 đến 24,9) không gầy, không béo. Từ kết quả, ta thấy khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ đã đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển.
Về khẩu phần ăn: Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam, thì nhu cầu về khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ như sau: năng lượng là 2.634 Kcal (đã bao gồm năng lượng chuyển hóa cơ bản và năng lượng phục vụ cho lao động), trong đó năng lượng từ ngữ cốc cung cấp 68%, các chất béo cung cấp 18% và các chất đạm cung cấp 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần.
Để đánh giá được khẩu phần ăn, chúng ta dựa vào mức tiêu thụ lương thực thực phẩm củ trong 24 giờ qua của trẻ, dựa vào bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (với lương thực thực phẩm tiêu thụ là sống sạch). Dựa vào thông tin trên, khẩu phần ăn hàng ngày của cháu được tính như sau:
Qua kết quả tính, thì khẩu phần ăn hàng ngày của cháu như sau: Năng lượng mà cháu ăn một ngày là 1.535 Kcal, năng lượng do glucid cung cấp 53%, năng lượng do protein cung cấp chiếm 18% và do lipid cung cấp chiếm 28% so với năng lượng tổng số (năng lượng do glucid chiếm 53% thiếu 15%, năng lượng do chất đạm và chất béo vượt quá nhu cầu là 14% và 18%).
Từ kết quả trên so với nhu cầu hàng ngày thì lượng lương thực phẩm tiêu thụ của cháu chưa đủ, điều đó thể hiện ở năng lượng ăn vào mới đáp ứng 58% so với nhu cầu. Thông thường, nếu ăn đủ về năng lượng, người ta mới tính về tính cân đối của khẩu phần (tỷ lệ G; L; P) và giá trị các chất dinh dưỡng như: tỷ lệ Đạm ĐV/đạm TV, Lipit ĐT/Lipit TV, can xi/phốt pho. Nhưng qua bữa ăn của trẻ, dựa vào lượng glucid, lipid, protid trong khẩu phẩn thì cháu ăn nhiều đạm động vật, ít đạm thực vật, ăn quá nhiều mỡ so với lượng tinh bột.
So sánh về kết quả giữa hai chỉ số trên như sau: về tình trạng dinh dưỡng của trẻ phát triển tốt, nhưng khẩu ăn (theo tính toán) chưa đủ và chưa cân đối. Qua đấy, chúng ta thấy, chỉ số đánh giá về tình trạng dinh dưỡng có kết quả chính xác hơn và dễ tin cậy hơn, chỉ số đánh giá về khẩu phần dễ thiếu tính xác vì phụ thuộc vào người hỏi – người ghi, ước lượng, không nhớ chính xác ăn gì ở đâu, số lượng bao nhiêu và cách tính toán,…Từ tình trạng dinh dưỡng của cháu được đánh giá là tốt, điều đó phản ánh khẩu phần ăn là đủ, vì chỉ số về cân nặng và chiều cao là cân đo được chính xác. Khẩu phần ăn mới đáp ứng được 58% so với nhu cầu, điều đó có thể cháu ăn ở nhà hoặc ăn thêm ở ngoài nhưng người mẹ không biết, không nhớ, ước lượng thiếu chi tiết cụ thể do vậy thiếu chính xác.