Tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại giúp trẻ được đi chơi, được giao lưu nhằm cung cấp sự hiểu biết cho trẻ về quê hương đất nước, biết thêm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tại quê hương nhằm thực hiện chủ đề “ Quê hương- Đất nước - Bác Hồ”, góp phần trong hoạt động xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Chuyến đi không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ, giúp trẻ thêm gắn bó với cô giáo, bạn bè cũng như có được những sân chơi bổ ích, thiết thực hình thành cho trẻ tình yêu Quê hương - Đất nước, lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Tạo cho trẻ được trải nghiệm thực tế
, nâng cao sự hiểu biết về môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa - xã hội - lịch sử, tìm hiểu về khu di tích lịch sử của địa phương và khả năng hoạt động tập thể của trẻ.
Khi tham quan trẻ còn được trải nghiệm một số kĩ năng sống, mối quan hệ trong giao tiếp như: Biết chào hỏi người lớn, khi đến thăm các khu di tích thì phải đi nhẹ nhàng, không đùa nghịch. Khi vào thắp hương phải giữ trật tự. Ngoài ra trẻ còn được giáo dục một số thói quen, hành vi văn minh như không hái hoa, bẻ cành, không vứt rác ở nơi công cộng...
Mặc dù thời gian tham quan ở khu di tích không nhiều, nhưng những khuôn mặt ngây thơ của các bé ngời lên rạng rỡ, vui tươi và đầy hứng khởi. Các con đã có buổi thăm quan khu di tích của địa phương và các hoạt động ngoài trời đầy lý thú và hào hứng.
Việc tổ chức cho trẻ mầm non đi thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương thực sự bổ ích và thiết thực. Việc làm này không những giúp trẻ có thêm những hiểu biết về truyền thống lịch sử của địa phương mình đang sống mà từ đó hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, "Gieo mầm" ở trong trẻ một suy nghĩ, một hành động đúng khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất văn hóa giàu truyền thống lịch sử này đồng thời cũng là dịp tuyên truyền đến các Ban, ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh và toàn thể nhân dân hiểu thêm về những hoạt động của trường Mầm non.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tham quan di tích